Nguồn gốc Orient

Tra Orient, orient, Oriental, hoặc oriental trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary

Thuật ngữ "Orient" bắt nguồn từ từ Latin oriens (Orion) mang nghĩa "hướng Đông" (nghĩa bóng là "sự mọc lên", bắt nguồn từ orior " mọc"). Việc sử dụng từ mang nghĩa "sự mọc lên" để ám chỉ hướng Đông (hướng mặt trời mọc) cũng thường thấy trong nhiều ngôn ngữ khác: so sánh với các thuật ngữ "Levant" (< tiếng Pháp levant - "mọc lên"), "Vostok" - tiếng Nga: Восток (< voskhod - tiếng Nga: восход "bình minh"), "Anatolia" (< tiếng Hy Lạp anatole), "mizrahi" trong tiếng Hebrew ("zriha", mang nghĩa bình minh), "sharq" - tiếng Ả Rập: شرق‎ (< yashriq - يشرق "mọc"; shurūq - tiếng Ả Rập: شروق‎ "mọc lên"), "shygys" - tiếng Kazakh: шығыс (< shygu - tiếng Kazakh: шығу "xuất hiện"), tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: doğu (< tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: doğumak - được sinh ra, mọc lên), tiếng Trung: 東 (bính âm: dōng, một chữ tượng hình miêu tả mặt trời mọc sau một cái cây[1]) và "Nhật Bản", một cách gọi ám chỉ Nhật Bản. Ngoài ra, nhiều ngôi chùa cổ, bao gồm các đền thờ ngoại giáo và đền thờ Do Thái giáo ở Jerusalem, được xây dựng với lối vào chính của đền quay mặt về hướng Đông. Truyền thống này đã được thực hiện ở các nhà thờ Cơ Đốc giáo. Đặt chúng theo lối như vậy là để "định hướng" (orient) chúng theo phương hướng thích hợp. Khi một thứ gì đó đang diễn tiến theo một chiều hướng đúng đắn, nó được nói là được định hướng một cách thích hợp (to be in the proper orientation).

Thuật ngữ đối lập "Occident" bắt nguồn từ từ Latin occidens, nghĩa là hướng Tây (nghĩa bóng sự lặn < occido hạ xuống/lặn xuống). Thuật ngữ này mang nghĩa là hướng Tây (hướng mặt trời lặn) nhưng nay không còn được sử dụng trong tiếng Anh.